CHIA SẺ

Tư vấn

GIÁ TRỊ CỦA CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP - CÂY KEO LAI

Chào bạn,

Keo Lai là sự kết hợp giữa hai loài keo lá tràm và keo tai tượng. Cây Keo Lai ở Việt Nam cây được trồng rộng rãi trên toàn quốc trong những năm gần đây. Giá trị mà cây Keo Lai mang lại là rất cao, nhà nước đang khuyến khích bà con nông dân trồng loại cây lâm nghiệp này.


Giá trị của Cây Giống Lâm Nghiệp - Cây Keo Lai

Vì sao nên trồng Cây Keo Lai làm Cây Lâm Nghiệp ?

- Keo Lai là kết quả lai giữa cây bố mẹ là Keo Lá Tràm và Keo Tai Tượng. Cây ưa sáng, mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, cải tạo môi trường sinh thái.

- Cây Keo Lai rất dễ sống, đặc biệt là sống ở khu vực đồi núi, vùng sườn dốc hay có gió mà Cây Lâm Nghiệp khác không trồng được.

- Cây Keo Lai cho thu hoạch chỉ 4 đến 7 năm. Vì vậy, đầu tư vào trồng Cây Keo Lai giống thì một thời gian sau sẽ có thu hoạch gấp mấy chục lần ban đầu.



Hình ảnh Cây Keo Lai

- Gỗ Keo Lai thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt. Keo Lai có kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.

Hiện nay, trồng Cây Keo Lai là giải pháp an toàn. Trồng Cây Keo Lai chỉ sau 4 – 5 năm thu hoạch là có lãi.


VÌ SAO CÂY KEO LAI ĐƯỢC ƯA CHUỘNG TRONG CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP

Cây Keo Lai là loại Cây Lâm Nghiệp giá trị cao, được nhiều người dân tin tưởng, lựa chọn là giống cây phát triển kinh tế.


Cây Keo Lai là loại Cây Giống Lâm Nghiệp

Keo Lai là tên goi của giống lai tự nhiên giữa Keo Lá Tràm (tên khoa học là Acacia Auriculiormis) và Keo Tai Tượng (tên khoa học là Acacia Mangium). Các đặc tính của Keo Lai đều thể hiện tính trung gian giữ 2 loài kKeo bố mẹ. Đặc biệt hơn, Keo Lai còn kế thừa những ưu điểm của Keo bố mẹ và hạn chế những khuyết điểm khá tốt.

Điều đó thể hiện ở độ tròn đều của thân. Keo Lai có đường kính cành nhỏ hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên khá hơn, độ thẳng thân và chiều cao dưới cành đều tốt hơn Keo bố mẹ.

Keo Lai là loại cây “dễ chịu” chất, lượng gỗ tốt

Keo Lai có thể phát huy tốt các ưu điểm của giống Keo Bố mẹ. Đồng thời cũng hạn chế tốt những nhược điểm. Vì vậy, Keo Lai sinh trưởng và phát triển khá tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh cao.

Cây Keo Lai rất dễ sống, đặc biệt là sống ở khu vực đồi núi, vùng sườn dốc hay có gió mà Cây Lâm Nghiệp khác không trồng được. Cây có thể cao đến 25-30 mét, đường kính lên đến 60-80 cm.


Cây Keo Lai là cây dễ sống có chất lượng gỗ tốt

Keo Lai là cây gỗ thẳng, thuộc nhóm cây gỗ chất lượng tốt, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt. Cho nên Keo Lai rất phù hợp với các dự án Lâm Nghiệp thương mại.

Keo Lai là Cây Lâm Nghiệp giá trị cao

Giá trị Kinh Tế – Công Nghiệp

Keo Lai là một trong các loại cây chủ lực cung cấp gỗ cho ngành nguyên liệu giấy. Tỷ trọng gỗ 0,542, hàm lượng xenlulô 45,36%, tổng các chất sản xuất bột giấy 95,2%, hiệu suất bột giấy 52,8%, độ nhớt của bột 36,6, độ chịu gấp, chịu đập cao hơn hoặc trung gian của 2 loài Keo bố mẹ.

Tất nhiên, những Cây Keo Lai nhỏ mới được bán dùng làm nguyên liệu gỗ. Gỗ Keo Lai to, tròn là nguyên liệu sử dụng để sản xuất đồ nội thất xuất khẩu. Với đường kính từ 17-18 cm trở lên có giá cao hơn hẳn so với giá nguyên liệu dùng để sản xuất giấy. Ngoài ra Keo Lai còn dùng làm gỗ dán, ván dán cao cấp, gỗ xẻ dùng trong xây dựng…


Cây Keo Lai có giá trị tự nhiên

Chỉ cần trồng Keo Lai 5 năm là bạn có thể thu hoạch. Tuy nhiên, nếu muốn lợi nhuận cao hơn từ cây này, người trồng có thể để lâu hơn, giá trị Cây Keo Lai sẽ tăng lên. Cho nên, đầu tư vào giống Keo Lai chắc chắn là sư lựa chọn tốt.

Giá trị đối với tự nhiên

Cây Keo Lai có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống cháy rừng. Keo Lai mọc nhanh, cành lá phát triển mạnh, sau khi trồng 1-2 năm rừng đã khép tán, cải thiện được tiểu khí hậu, đất đai nơi trồng, che chắn hạn chế dòng chảy, trả lại 1 lượng cành khô lá rụng cho đất.

Đó mới chỉ là một vài đặc điểm cơ bản. dễ thấy nhất cho biết lý do tại sao Cây Keo Lai lại được trồng làm Cây Lâm Nghiệp giá trị cao. Hy vọng những thông tin nêu trên sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn phát triên kinh tế thành công với giống Keo Lai này nhé!


TRỒNG KEO LAI GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CỦA NHIỀU CHỦ VƯỜN


Gần đây, Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn nhận được hợp đồng cung cấp 25.000 Cây Keo Lai giống cho chủ vườn tên là Dương Xanh, ở ấp 3, Đồng Tiến, Đồng Phú, Bình Phước. Được biết với 25.000 Cây Keo giống này sẽ được trồng cho 10h rừng ( 2.500 cây/ha).

Chúng tôi có hỏi là tại sao ông lại chọn Cây Keo Lai mà không chọn giống cây khác cho đầu tư của mình? Ông cho biết trồng Cây Keo Lai giống là giải pháp đầu tư có giá trị kinh tế cao và ít tốn kém.


Cây Keo Lai giống

Ông Dương Xanh nói rằng đây là khoản đầu tư dài của ông. Theo ông, hiện nay nhu cầu gỗ ít, vì vậy, cần nhiều các loại cây gỗ rừng trồng và tái chế. Do đó, các loại gỗ trồng như cây keo là ưu tiên hàng đầu. Hơn nữa, xã hội đang có nhu cầu nhiều về gỗ Chàm Bông Vàng và gỗ Cây Keo Lai. Vì vậy, trồng Cây Keo là giải pháp tốt cho thị trường.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường xuất khẩu gỗ, các sản phẩm xuất khẩu cũng bị các nước nhập khẩu kiểm tra nguồn gốc, chất lượng và bảo vệ môi trường. Giải pháp trồng Cây Keo Lai giống là phù hợp nhất, đảm bảo không bị thiệt hại về kinh tế sau này.


Vườn ươm Keo Lai giống được trồng theo từng dãy

Bên cạnh đó, cây Keo rất dễ sống, đặc biệt là sống ở khu vực đồi núi, vùng sườn dốc hay có gió mà Cây Cao Su không trồng được. Cây Keo Lai cho thu hoạch chỉ 4 đến 7 năm. Vì vậy, đầu tư vào trồng Cây Keo giống thì một thời gian sau sẽ có thu hoạch gấp mấy chục lần ban đầu.

Vào thời điểm Cây Cao Su đang rớt giá, nhiều nhà vườn điêu đứng. Nếu các nhà vườn có đất trống thì họ thường chọn trồng các lọai cây khác. Cây Keo là giải pháp an toàn. Trồng Cây Keo Lai chỉ sau 4 – 5 năm thu hoạch là có lãi. Khi đó, tùy từng điều kiện sẽ tái cơ cấu trồng lại Cây Cao Su hay Cây Điều…


TRỒNG CÂY GÌ ĐỂ LÀM GIÀU NHANH

Trồng cây gì để làm giàu nhanh là câu hỏi của nhiều bà con nông dân. Keo Lai là một câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi này. Keo Lai mang lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân.

Đây có lẽ là câu hỏi của khá nhiều bà con nông dân, nhất là trong thời điểm hiện tại. Trồng cây gì để có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Trong khi cây ngắn ngày nhanh thu hồi vốn nhưng lại không có tính ổn định. Thời gian đầu tư và chi phí thấp nhưng không duy trì được trong thời gian dài.


Trồng Cây Keo Lai để làm giàu nhanh

Tuy cây dài ngày ổn định hơn nhưng lại mất thời gian trồng và chăm sóc khá nhiều. Bà con phải bỏ một nguồn vốn khá lớn để đầu tư thời gian, phân bón. Vậy, khoảng thời gian đó lấy gì bù đắp cho cuộc sống hằng ngày đang diễn ra. Cuối cùng đâu lại vào đấy.

Vậy trồng loại cây nào vừa ổn định vừa có thể làm giàu nhanh, mang lại nguồn vốn lớn cho bà con nông dân? Bà con đều biết rằng: Mỗi loại cây trồng đều có những ưu thế riêng và phát triển mạnh ở những khu vực khác nhau. Vậy trồng cây gì để làm giàu nhanh? Khẳng định được giống cây nào giúp bạn làm giàu nhanh thật không dễ.

Theo nghiên cứu hiện nay, Keo Lai là một trong các loại cây mang lại năng suất cao và lâu dài cho bà con nông dân. Tại sao trồng Cây Keo Lai giúp bà con làm giàu nhanh?

Chi phí đầu tư ban đầu thấp

Với Keo Lai, bạn không cần bỏ ra một khoản đầu tư ban đầu quá lớn. Vì giá Keo Lai Giống không đắt. Hơn nưa, giống Keo lai có đặc điểm sinh trưởng phát triển tốt, cây con không bị chết hàng loạt sau khi lấy từ vườn ươm ra trồng. Bạn có thể tiết kiệm được một khoản phí từ giống cây và khâu chăm sóc và phân bón nữa.

Thêm nữa, Cây Keo Lai có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt, sống trên đất ít dinh dưỡng. Nếu chăm sóc đúng quy trình kĩ thuật, Keo Lai sẽ không thể mắc bệnh, bạn cũng cần tốn chi phí chữa bệnh cho cây.

Keo Lai phát triển nhanh, sức khỏe tốt

Keo Lai là loại cây ưa sáng, có khả năng phát triển nhanh hơn giống Keo bố mẹ. Keo Lai chủ yếu trồng trên đất xám, đất feralit, có thể chịu được khô hạn, nhiệt độ trung bình.


Cây Keo Lai phát triển nhanh, sức khỏe tốt

Đồng thời, Keo Lai phát triển mạnh nhất trên những nơi đất tốt, có lượng mưa trên 1.500 mm/năm với tầng đất dày. Nhưng chúng cũng phát triển tốt trên cả đất nghèo, ít dinh dưỡng. Nếu được chăm sóc, bón phân thích hợp, Keo Lai trên đất ít dinh dưỡng vẫn phát triển nhanh, có khả năng chống chịu các loại bệnh Keo thường gặp.

Chính những điều đó đã khẳng định: Keo Lai phát triển khá nhanh và mang lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân.

Thời gian thu hoạch ngắn và có tính ổn định cao

Thay vì phải chờ 10 năm, 20 năm, Keo Lai có thể cho thu hoạch từ 4 – 7 năm. Nghĩa là sau 4 năm bạn đã có lãi rồi. Trong thời gian 4 năm, 1 ha Keo Lai cho năng suất khoảng 80 đến 100 tấn gỗ nguyên liệu với giá bán ra 80 đến 100 triệu đồng, trừ chi phí người trồng keo còn lãi 60 – 70 triệu đồng.

Tuy nhiên, nếu bạn chăm sóc tốt, thu nhập từ Keo Lai sẽ cao hơn. Nếu bạn trồng Keo Lai 10 năm trở ra mới thu hoạch thì giá trị Cây Keo Lai sẽ được tăng lên nhiều lần.

Đầu ra cho Cây Keo Lai khá đảm bảo


Keo Lai trở thành nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp

Keo Lai trở thành nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp giấy, sản xuất đồ nội thất. Những Cây Keo Lai lớn có thân gỗ tròn, vân gỗ đẹp sẽ được thu mua với giá cả để sản xuất làm hàng cao cấp, hàng xuất khẩu.

Những “phụ phẩm” ngoài thân Keo như cành, nhánh, cây nhỏ cong, xấu có thể bán cho nhà máy giấy, ứng dụng làm copha trong xây dựng thay vì dùng làm củi như trước đây. Do vậy, bạn có thể yên tâm trồng Keo Lai. Sau khi thu hoạch, Gỗ Keo Lai sẽ được các nhà máy lớn thu mua, phục vụ sản xuất.

Bây giờ bạn đã biết trồng cây gì để làm giàu nhanh chưa? Keo Lai là một sự lựa chọn tốt cho bạn tham khảo. Hãy tìm hiểu thêm các đặc tính và cách chăm sóc Cây Keo Lai để có được hiệu quả cao kinh tế cao nhất nhé!


NHỮNG CÔNG DỤNG CỦA CÂY KEO LAI

Keo Lai được trồng rất phổ biến tại Việt Nam. Keo Lai mang lại giá trị kinh tế khá cao. Sau khi thu hoạch, gỗ Keo được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp gỗ, chế tạo giấy hay sản xuất các đồ nội thất trong gia đình, văn phòng.


Cây Keo Lai

Nhận biết Cây Keo lai

Keo Lai là cây thuộc họ Đậu. Tên khoa học là Acacia auriculiformis mangium. Keo Lai là sự kết hợp giữa Tràm Bông Vàng (Acacia Auriculiormis) và Keo Tai Tượng (Acacia Mangium). Cây gỗ cao đến 25-30m, đường kính 60-80cm. Thân gỗ thẳng, tròn đều, tán phát triển cân đối, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt. Lá có 3-4 gân mặt chính, hình mác. Hoa lưỡng tính mọc cụm, màu trắng hơi vàng, mọc ở nách lá. Keo Lai có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa sáng, chủ yếu trồng trên đất xám, đất feralit, có khả năng chịu được khô hạn.

Keo Lai là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp


Keo Lai là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp

Trước đây, người dân trồng Keo Lại khoảng 5 năm đã bán, nhưng hiện nay xu hướng người dân để lâu hơn. Thành thử, Cây Keo Lai trước đây là cây nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất bột giấy. Nay lại trở thành nguyên liệu “đầu vào” đắt giá cho ngành chế biến gỗ. Những cây gỗ thẳng, kích thước lớn được sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu. Phải đến 80% gỗ Keo Lai dùng cho công nghiệp chế biến gỗ. Phần còn lại các “phụ phẩm” như cành nhánh, cây nhỏ cong, xấu hơn mới đem bán cho nhà máy giấy. Vì nguyên liệu làm giấy không phân biệt kích thước, cây thẳng, cây đứng, cây tốt cây xấu… Ngoài ra, Keo Lai được sử dụng để làm sàn gỗ, đóng và sản xuất pallet gỗ với các kích thước, độ dài ngắn khác nhau. Các loại sản xuất giát giường, phản kê cũng dùng gỗ Cây Keo cho tiết kiệm Những Cây Keo Lai không đủ giá trị công nghiệp sẽ được ứng dụng làm copha, giàn giáo trong xây dựng. Các thanh chống lò than người ta cũng sử dụng Gỗ Keo Lai.

Keo Lai giữ đất, giữ rừng


Cây Keo Lai có giá trị kinh tế cao

Với giá trị kinh tế cao, Cây Keo Lai đang được mở rộng với quy mô lớn nhanh chóng phủ xanh những đồi núi trọc thành rừng. Ngoài tác dụng chính là lấy gỗ phục vụ lợi ích kinh tế, Keo Lai còn có khả năng cải tạo đất, chống xóa mòn, chống cháy rừng. Keo Lai giúp cải thiện được tiểu khí hậu, đất đai nơi trồng, che chắn hạn chế dòng chảy, trả lại 1 lượng cành khô lá rụng cho đất, có khả năng cố định đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ. Nhiều nơi như công viên, đường, xung quanh nhà cũng trồng Keo Lai để chắn nắng gió, chắn bụi…

Cây Keo lai phát triển nhanh, độ bền cơ học dẻo dai, có thể thích nghi với thời tiết khắc nghiệt, độ cong vênh thấp hơn so với một số loại gỗ khác nên rất được ưa chuộng. Các sản phẩm từ gỗ Keo lai đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Những đặc tính ưu việt và tác dụng của cây Keo lai với đời sống người dân là nguyên nhân, điều kiện để mở rộng diện tích Keo lai hiện nay.


NHỮNG BẬT MÍ VỀ CÂY KEO LAI KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Keo Lai là kết quả lai giống tự nhiên của Keo Tai Tượng và Keo Lá Tràm. Keo Lai mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên khắp cả nước.


Cây Keo Lai

Cây Keo Lai có nguồn gốc ở Australia, được trồng khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, mãi đến những năm gần đây, loại cây này mới được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Vậy bạn đã biết Cây Keo Lai là gì chưa? Bạn hiểu về giống cây này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những điều đó.

Keo Lai là tên goi của giống lai tự nhiên giữa Keo Lá Tràm (Acacia Auriculiormis) và Keo Tai Tượng (Acacia Mangium). Các mẫu giống lai tạo đều được tuyển chọn từ những cây khỏe có khả năng cho năng suất cao. Giống Keo Lai này đã được phát hiện ở một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ, ở Ba Vì (Hà Nội) và một số tỉnh khác . Đồng thời, giống Keo này được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu khảo nghiệm thành công.

Sau nhiều năm trồng thử nghiệm, Keo Lai ở Việt Nam đã chứng minh được khả năng chịu được khô hạn, tăng trưởng nhanh hơn và ưu việt hơn các loại Keo khác. Keo Lai là giống cây phát triền nhanh nhất trong hệ thống các loài cây gỗ được dùng để trồng rừng ở Việt Nam hiện nay. Ngay cả trên đất cát nghèo dinh dưỡng, Keo Lai cũng phát triển. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nước đều có thể trồng được.


Keo Lai là giống cây phát triền nhanh nhất trong hệ thống các loài cây gỗ được dùng để trồng rừng ở Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến hiệu quả kinh tế cao nhất có thể. Keo Lai chủ yếu trồng trên các loại đất feralit, tầng đất dầy. Mật độ trồng cũng không nên quá dầy vì Keo Lai ưa sáng, mọc nhanh hơn khi tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời. Chiều cao của cây có thể đạt  25 – 30 m, đường kính lên đến 60 – 80 cm. Hoa Keo Lai giống hình bông, quả đậu xoắn, hạt hình trái xoan hơi dẹt.

Có hai thời điểm trồng Keo Lai tốt nhất đó là vụ xuân và vụ thu. Thông thường, vụ xuân trồng xong trước tháng 4 và vụ thu trồng xong trước 15/11. Chúng ta có thể thu hoạch Keo Lai sau 6 đến7 năm trồng hoặc lâu hơn tùy thuộc mục đích sử dụng. Nếu muốn rút ngắn thừi gian thu hoạch và tăng năng suất, chất lượng Keo Lai, người trồng phải thật kĩ lưỡng từ những khâu chăm sóc đầu tiên. Thêm vào đó, bà con nên phòng tránh cho Keo Lai một số bệnh thường gặp như : sâu kèn nhỏ, mối, sâu nâu vạch, bệnh phấn trắng lá keo, bệnh thán thư (đốm than) lá, bệnh đen thân, bệnh nấm hồng…


Cây Keo Lai còn có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, cải tạo môi trường sinh thái. Do vậy, Keo Lai đang dần thay thế nhiều loại Keo khác

Keo Lai cung cấp gỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như chế biến ván nhân tạo, chế biến đồ mộc xuất khẩu, gỗ bao bì, gỗ xây dựng… Ngoài mang lại kinh tế cao, Cây Keo Lai còn có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, cải tạo môi trường sinh thái. Do vậy, Keo Lai đang dần thay thế nhiều loại Keo khác.

Đây mới chỉ là một vài nét cơ bản nhất về Cây Keo Lai. Nhưng điều đó cũng đủ cho thấy những đặc tính nổi bật giúp cho các sản phẩm được làm từ gỗ Keo Lai trở nên phổ biến và được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng.


CÂY KEO LAI ĐƯỢC TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO?


Cho đến nay, Keo Lai đã được khẳng định là loài cây có khả năng chịu đựng được khô hạn, tăng trưởng nhanh và ưu việt hơn Keo Lá Tràm kể cả trên đất cát nghèo dinh dưỡng.

Biết được cách trồng và chăm sóc Keo Lai sẽ giúp bạn tránh được những thiệt hại do sâu, bệnh gây ra. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mọi người cách trồng và chăm sóc Cây Keo Lai, để cho kết quả kinh tế tốt nhất.

Thời vụ trồng: Có hai thời điểm trồng Keo Lai đó là vụ xuân và vụ thu. Vụ xuân trồng xong trước tháng 4 và vụ thu trồng xong trước 15/11.

Mật độ trồng: Tùy theo mục đích trồng và điều kiện khí hậu ở mỗi địa phương mà có mật độ trồng khác nhau. Thông thường, trồng với mật độ 1.660 cây/ha, thiết kế theo kích thước 3 x 2m (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m). Trồng với mật độ như trên để sau này cơ giới hóa được trong khâu chăm sóc và phòng chống cháy rừng.


Cây Keo Lai Giống

Cách trồng:

Đào hố: Để phòng chống mối. Trước khi trồng phải dọn sạch cành nhánh xung quanh hố trồng. Trộn thuốc diệt mối vào bầu PE trước khi trồng cây. Phá vỡ, diệt tổ mối trên lô trồng rừng, chặn đường lấy nước của mối. Không bón phân có chứa mùn cưa.

Hố được đào trước khi trồng 7 – 10 ngày. Trường hợp đất được cày bừa thì hố đào được thực hiện cùng với quá trình trồng rừng và bón phân NPK (15 – 15 – 15) từ 50 – 100 gram/hố họăc phân hữu cơ sinh học từ 0,5 – 1,0 kg/hố.

Trồng cây: Trước khi bỏ cây xuống hố phải xé túi bầu. Cho cây vào giữa hố, giữ cây thẳng đứng, dùng tay vun lớp đất mịn ở xung quanh vào gốc cây. Vừa vun, vừa nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2 – 3 cm; hố lấp hình mu rùa.

Chăm sóc:

Cây Keo Lai là loại Cây Lâm Nghiệp phân cành sớm.Nếu chúng ta ít quan tâm đến kỹ thuật chăm sóc rừng trồng, thì sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế. Vì vậy, chăm sóc Cây Keo Lai là việc làm quan trọng, không nên bỏ qua hay làm sơ sài.

Sau khi trồng Cây Keo Lai 7 – 10 ngày, kiểm tra và trồng dặm ngay ở những vị trí có cây con chết. Làm cỏ vun gốc 1 tháng sau khi trồng.

Tiến hành chăm sóc 2 lần/năm: lần 1 tiến hành vào đầu mùa mưa, lần 2 chăm sóc vào gần cuối mùa mưa. Nội dung chăm sóc: Phát thực bì toàn diện; dãy cỏ, bón phân, vun gốc cho cây rộng 0,8 – 1,0m; lượng phân bón là 100-150 gr NPK/gốc. Bón phân trong 3 năm đầu.

Khi phát hiện có sâu bệnh hại rừng cần thông báo tới cơ quan kĩ thuật liên quan để phối hợp phòng chữa sâu bệnh hại kịp thời.


CÁCH CHĂM SÓC CÂY KEO LAI

Keo Lai là loại cây đạt hiệu quả kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Vì vậy, để đạt được hiệu quả, cách chăm sóc Keo Lai rất quan trọng.

Keo Lai là loại Cây Lâm Nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để đạt được hiệu quả cao nhất, người trồng Keo Lai cần tuân thủ những cách chăm sóc riêng cho giống Keo này. Sau đây là cách chăm sóc Cây Keo Lai được nhiều người dân áp dụng và đã thành công.


Cách chăm sóc Cây Keo Lai

Dọn cỏ, bón phân cho Keo Lai

Sau khi trồng 01 tuần, nếu Keo có khả năng thích nghi với môi trường, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Do đó trong vòng 07 đến 10 ngày, bà con nên kiểm tra và loại bỏ cây chết để trồng dặm kịp thời.

Sau một tháng, cần tiến hành dẫy cỏ theo hàng cây, kết hợp vun gốc với bón phân. Để cây sinh trưởng và phát triển, bà con nên vun gốc theo dạng hình nón (đường kính 50-60cm; cao 20cm). Cuối mùa mưa, các chủ vườn nên tiến hành phát dọn cỏ theo hàng, chặt bỏ dây leo, cây bụi và cày giữa hai hàng cây, đồng thời nên đốt cỏ và lá rụng.


Cách bón phân cho Cây Keo Lai sinh trưởng và phát triển

Năm thứ hai tiếp tục dãy cỏ theo hàng, cuốc hố hai bên gốc và bón 100gram phân NPK/gốc/lần (bón từ 1 đến 2 lần ) vào đầu và cuối mùa mưa. Thêm vào đó, bà con nên cày chăm sóc, phát dọn thủ công như năm thứ nhất. Các năm tiếp theo, mỗi năm chăm sóc 2 lần. Gồm các công việc sau: Phát cỏ, chặt bỏ dây leo, cây bụi, cày chăm sóc phòng chống cháy rừng. Chú ý khi chăm sóc, các chủ vườn nên kết hợp với trồng dặm và tỉa thân phụ chỉ để lại một thân chính cho cây tập trung phát triển thân chính này.

Những sinh vật gây hại cho Keo Lai và cách phòng chống

Mối là nguy hại lớn nhất của Cây Keo Lai khi dưới 1 tháng tuổi là mối cắn gốc thân và rễ. Cây Keo Lai bấy giờ chưa đủ khả năng chống chọi và sống sót khi bị mối cắn rễ và vỏ thân. Cây sẽ héo, chết sau một thời gian.

Thêm vào đó, sâu kèn nhỏ và sâu nâu vạch xám cắn thủng lá. Điều này làm cây mất khả năng quang hợp, làm giảm tăng trưởng và trở nên còi cọc. Sâu trưởng thành có thể ăn hết lá chỉ để lại gân lá.


Cách phòng chống sâu bệnh cho Cây Keo Lai

Do đó, chúng ta cần bảo vệ các loài thiên địch sẵn có trên vườn Keo của các loại sâu này bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hóa học, tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, bảo vệ tầng cây bụi thảm tươi để có nơi cho thiên địch trú ngụ. Đối với mối, chúng ta sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ mối.

Bệnh thường gặp ở Keo Lai và cách chăm sóc chữa bệnh

Bệnh phấn trắng lá Keo là bệnh thường gặp ở Cây Keo Lai. Ban đầu, những lá, chồi, cành keo lai non chỉ xuất hiện những đóm nhỏ, nhưng sau sẽ làn rộng cả lá. Bệnh nặng có thể làm cho lá xoăn lại, màu nâu vàng, khô chết, nhưng lá không rụng.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh đen thân là gốc biến thành màu nâu, lá mất màu xanh, bệnh phát triển dần lên ngọn làm lá khô héo rũ xuống, phần vỏ thân co ngót, tầng trong vỏ thối đen, xốp hoặc dạng bột. Nấm bệnh có thể xâm nhiễm vào phần gỗ, phần tủy gỗ biến thành màu nâu đen và lan dần đến phần rễ cây, nhổ cây lên chỉ còn lại phần gỗ.


Cách chăm sóc Cây Keo Lai để có được nguồn lợi nhuận cao

Một bệnh nữa hay găp ở Keo Lai là bệnh nấm hồng. Khi mắc bệnh này, đỉnh ngọn cây sẽ bị chết, đổ gẫy, từ chỗ gốc, cây mọc chồi mới. Trường hợp nặng toàn bộ cây bị chết.

Đối những loại bện này, bạn nên xử lý theo hướng dẫn của chuyên gia về Keo Lai, tùy từng mùa, từng mức độ mà các loại thuốc, liều lượng sử dụng cũng khác nhau.

Keo Lai có những đặc tính vượt trội, khỏe hơn so với các loại Keo khác nhưng không có nghĩa là chúng không cần được chăm sóc. Hãy chú ý khi chăm sóc Cây Keo Lai để có được nguồn lợi nhuận cao nhất từ giống cây trồng này nhé!


BÓN PHÂN GÌ TỐT CHO CÂY KEO LAI

Keo Lai là cây gỗ thẳng, là loại cây có chất lượng gỗ tốt, màu vàng trắng có vân, gỗ của Keo Lai có tác dụng nhiều mặt. Do đó Keo Lai rất phù hợp với các dự án lâm nghiệp thương mại.



Cây Keo Lai

Ngoài ra, những Cây Keo Lai lớn có thân gỗ tròn, to, vân đẹp sẽ được thu mua với giá cao để sản xuất làm hàng cao cấp, hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, Cây Keo Lai còn là một trong các loại cây chủ lực cung cấp gỗ cho ngành nguyên liệu giấy. Các bộ phận khác trên cây như cành, nhánh,…có thể được dùng cho việc làm giấy hoặc ứng dụng làm copha trong xây dựng thay vì dùng củi như trước đây.

Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp gỗ, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến giấy, gỗ xây dựng, gỗ bao bì hay chế tạo gỗ xuất khẩu,…Cây Keo Lai còn có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, cải tạo môi trường sinh thái.

Cây Keo Lai đem lại giá trị kinh tế khá cao, và chỉ cần trồng 5 năm là đã có thể thu hoạch. Tuy nhiên, để lợi nhuận cao hơn, cây được to và đẹp thì quá trình chăm sóc cây là rất quan trọng, đặc biệt là trong việc bón phân cho cây.

Cách bón phân tốt cho Cây Keo Lai

Khi cây giống mới được đem về và chuẩn bị trồng xuống hố thì cần bón lót mỗi hố từ 50 – 100gr/hố phân NPK (15 – 15 – 15) hoặc bón phân hữu cơ sinh học từ 0.5 đến 1 kg/hố.

Việc bón phân sẽ được tiến hành sau một tháng trồng, lúc này tiến hành kết hợp vun gốc kết hợp với bón phân.


Các loại phân bón tốt cho Cây Keo Lai

Tới năm thứ hai tiếp tục dãy cỏ, cuốc hố hai bên gốc và bón 100gr phân NPK vào mỗi gốc (tiến hành bón từ 1 đến 2 lần). Việc bón phân này tiến hành 2 lần/năm: lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào gần cuối mùa mưa, lượng phân bón thông thường sẽ là 100 – 150gr NPK mỗi gốc. Chỉ bón phân trong 3 năm đầu rồi dừng lại.

Trên đây là hướng dẫn về việc lựa chọn loại phân cho Cây Keo Lai và lượng phân bón cũng như số lần bón phân cho cây trong quá trình trồng và chăm sóc cây nhằm giúp cây phát triển tốt, khỏe mạnh. Mặc dù có những đặc tính vượt trội và khỏe hơn so với nhiều loại cây khác, nhưng điều đó không có nghĩa là được phép lơ là việc chăm sóc chúng.

Để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, cần chú ý đến việc chăm sóc Cây Keo Lai, đặc biệt là trong việc bón phân cho cây như đã nói ở trên. Chúc các bạn thành công!
Keo Lai là loại cây dễ trồng và đem lại nhiều lợi nhuận về kinh tế cũng như có khả năng cải tạo đất và phòng hộ nên được nhiều người dân ưa trồng. Mặc dù dễ trồng và chăm sóc nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận cây vẫn sẽ bị mắc một số bệnh thường gặp ở Cây Keo.

Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho các bạn các bệnh thường gặp ở Cây Keo Lai cũng như đưa ra một số biện pháp phòng chống cho cây.

Cây Keo Lai khá dễ trồng và chăm sóc và có tốc độ sinh trưởng nhanh. Nhưng khi trồng cây, người dân cũng cần để ý đến một số bệnh thường gặp của cây như: mối, bệnh phấn trắng, sâu kèn nhỏ, bệnh thán thư, bệnh đen thân, bệnh bồ hóng và bệnh nấm hồng.


Keo Lai là loại cây dễ trồng

Bệnh do mối: Khi rừng cây mới trồng dưới 1 tháng tuổi thường hay bị mối tấn công tại gốc, thân và rễ. Mối cắn xung quanh vỏ, thân tạo thành đường hầm xung quanh thân cây làm cây bị héo và chết dần. Mối thường gây hại tại vườn trồng bằng cây giống, ít gây hại tại vường trồng tái sinh hạt. Tỷ lệ gây hại thường là 20% đến 30%.

Sâu kèn nhỏ thì lại gây hại cho lá cây, khiến là mất khả năng quang hợp, cây trở nên còi cọc, kém phát triển. Mật độ sâu hại có thể lên đến hàng vạn con trên cây.

Bệnh phấn trắng là bệnh do một loại nấm gây ra. Nấm bệnh mọc trên bề mặt lá non để hút dinh dưỡng khiến lá xoăn lại, khô chết nhưng lá lại không rụng đi. Bệnh thường phát sinh bắt đầu vào tháng 11, nặng nhất là tháng 3 – tháng 4. Trong điều kiện thích nghi bệnh có thể lan thành dịch.

Bệnh thán thư cũng là loại bệnh do nấm gây ra, bệnh phát sinh gây hại cho lá, chủ yếu ở đầu ngọn lá và mép lá. Lúc đầu là mất màu rồi dần dần lan rộng ra làm khô đến nửa lá. Bệnh gây hại có thể khiến cây sinh trưởng chậm lại.


Cách phòng trừ bệnh cho Cây Keo Lai

Bệnh đen thân do nấm gây ra, khiến gốc cây biến thành màu nâu, lan dần lên ngọn làm cây khô héo rũ xuống phần vỏ thân. Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng nóng, khi nhiệt độ lên cao và phần gốc cây bị tổn thương.

Bệnh bồ hóng là bệnh gây hại cho lá, khiến lá không quang hợp được. Bệnh thường phát triển trong điều kiện có độ ẩm lớn.

Bệnh nấm hồng
 là loại bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Sợi nấm xâm nhiễm vào thân, cành cây cũng như toàn bộ lá của cây từ chỗ bị nấm xâm nhiễm lên đến ngọn bị héo, chết. Trường hợp nặng toàn bộ cây bị chết.

Với mỗi loại bệnh của cây sẽ có những phương pháp phòng trừ riêng, tuy nhiên, bài viết sẽ chỉ đưa ra một số phương pháp chung phòng trừ cho các loại bệnh của Cây Keo Lai:


Cách trồng và chăm sóc Cây Keo Lai
  • Khơi thông mương rãnh nhằm hạn chế Keo Lai bị ngập úng sau mưa tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển
  • Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm triệu chứng bệnh của cây
  • Chặt bỏ những phần cây bị chết hoặc nhiễm bệnh nặng để tránh lan sang các bộ phận khác.
  • Nên lựa chọn các dòng, xuất xứ cây có khả năng chống bệnh cao tại các địa chỉ uy tín.
Trên đây là một số bệnh mà khi trồng và chăm sóc Cây Keo Lai thường gặp phải cũng như một số biện pháp nhằm hạn chế mầm bệnh cho cây. Chúc các bạn thành công!


VÌ SAO NÊN LỰA CHỌN CÂY KEO LAI GIỐNG TẠI VƯỜN ƯƠM GIA NGUYỄN

Cây Keo Lai có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, cho chất lượng gỗ cao, ổn định. Hơn nữa, so với Keo Lá Tràm hay Keo Tai Tượng, Keo Lai có thể chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng với thời tiết khô hạn. Vì thế, Keo Lai được trồng nhiều trên địa bàn Bình Phước và các tỉnh Nam Bộ.



Cây Keo Lai có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh

Hiện nay, có nhiều Vườn ươm cung cấp cây Keo Lai giống. Thế nhưng, để đảm bảo cây sinh trưởng tốt, cho chất lượng gỗ cao, mọi người nên tìm mua cây giống ở những cơ sở có uy tín trên thị trường.


Cây Keo Lai giống

Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn từ lâu đã trở thành địa chỉ cung cấp các loại Cây Giống Lâm Nghiệp, Cây Ăn Trái, Cây Kiểng, Cây Công Trình chất lượng cao. Trong thời gian gần đây, Cây Keo Lai giống được rất nhiều khách hàng đến mua tại Cây Xanh Gia Nguyễn.


Vườn Cây Keo Lai ở Cây Xanh Gia Nguyễn

Với mong muốn mang lại giá trị tốt nhất cho người trồng, Cây Xanh Gia Nguyễn luôn đặt chất lượng cây giống lên hàng đầu. Cây Keo Lai giống chúng tôi cung cấp bảo đảm đủ ngày tuổi, phát triển khỏe mạnh và chống chọi các loại sâu bệnh. Hơn nữa, Cây Xanh Gia Nguyễn còn cung cấp Cây Keo Lai với giá cả hợp lý, cạnh tranh trên thị trường.


Cây Xanh Gia Nguyễn cung cấp Cây Keo Lai giống với giá cả hợp lý

Ngoài ra, Công ty chúng tôi còn kèm theo những dịch vụ khác như giao hàng tận nơi trồng rừng, bảo hành cây con sống từ 98% – 100%. Cây Xanh Gia Nguyễn rất vui khi được hợp tác với tất cả mọi