CHIA SẺ

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

CÁCH CHĂM SÓC CÂY KEO LAI

Keo Lai là loại cây đạt hiệu quả kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Vì vậy, để đạt được hiệu quả, cách chăm sóc Keo Lai rất quan trọng.

Keo Lai là loại Cây Lâm Nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để đạt được hiệu quả cao nhất, người trồng Keo Lai cần tuân thủ những cách chăm sóc riêng cho giống Keo này. Sau đây là cách chăm sóc Cây Keo Lai được nhiều người dân áp dụng và đã thành công.


Cách chăm sóc Cây Keo Lai

Dọn cỏ, bón phân cho Keo Lai

Sau khi trồng 01 tuần, nếu Keo có khả năng thích nghi với môi trường, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Do đó trong vòng 07 đến 10 ngày, bà con nên kiểm tra và loại bỏ cây chết để trồng dặm kịp thời.

Sau một tháng, cần tiến hành dẫy cỏ theo hàng cây, kết hợp vun gốc với bón phân. Để cây sinh trưởng và phát triển, bà con nên vun gốc theo dạng hình nón (đường kính 50-60cm; cao 20cm). Cuối mùa mưa, các chủ vườn nên tiến hành phát dọn cỏ theo hàng, chặt bỏ dây leo, cây bụi và cày giữa hai hàng cây, đồng thời nên đốt cỏ và lá rụng.


Cách bón phân cho Cây Keo Lai sinh trưởng và phát triển

Năm thứ hai tiếp tục dãy cỏ theo hàng, cuốc hố hai bên gốc và bón 100gram phân NPK/gốc/lần (bón từ 1 đến 2 lần ) vào đầu và cuối mùa mưa. Thêm vào đó, bà con nên cày chăm sóc, phát dọn thủ công như năm thứ nhất. Các năm tiếp theo, mỗi năm chăm sóc 2 lần. Gồm các công việc sau: Phát cỏ, chặt bỏ dây leo, cây bụi, cày chăm sóc phòng chống cháy rừng. Chú ý khi chăm sóc, các chủ vườn nên kết hợp với trồng dặm và tỉa thân phụ chỉ để lại một thân chính cho cây tập trung phát triển thân chính này.

Những sinh vật gây hại cho Keo Lai và cách phòng chống

Mối là nguy hại lớn nhất của Cây Keo Lai khi dưới 1 tháng tuổi là mối cắn gốc thân và rễ. Cây Keo Lai bấy giờ chưa đủ khả năng chống chọi và sống sót khi bị mối cắn rễ và vỏ thân. Cây sẽ héo, chết sau một thời gian.

Thêm vào đó, sâu kèn nhỏ và sâu nâu vạch xám cắn thủng lá. Điều này làm cây mất khả năng quang hợp, làm giảm tăng trưởng và trở nên còi cọc. Sâu trưởng thành có thể ăn hết lá chỉ để lại gân lá.


Cách phòng chống sâu bệnh cho Cây Keo Lai

Do đó, chúng ta cần bảo vệ các loài thiên địch sẵn có trên vườn Keo của các loại sâu này bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hóa học, tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, bảo vệ tầng cây bụi thảm tươi để có nơi cho thiên địch trú ngụ. Đối với mối, chúng ta sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ mối.

Bệnh thường gặp ở Keo Lai và cách chăm sóc chữa bệnh

Bệnh phấn trắng lá Keo là bệnh thường gặp ở Cây Keo Lai. Ban đầu, những lá, chồi, cành keo lai non chỉ xuất hiện những đóm nhỏ, nhưng sau sẽ làn rộng cả lá. Bệnh nặng có thể làm cho lá xoăn lại, màu nâu vàng, khô chết, nhưng lá không rụng.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh đen thân là gốc biến thành màu nâu, lá mất màu xanh, bệnh phát triển dần lên ngọn làm lá khô héo rũ xuống, phần vỏ thân co ngót, tầng trong vỏ thối đen, xốp hoặc dạng bột. Nấm bệnh có thể xâm nhiễm vào phần gỗ, phần tủy gỗ biến thành màu nâu đen và lan dần đến phần rễ cây, nhổ cây lên chỉ còn lại phần gỗ.


Cách chăm sóc Cây Keo Lai để có được nguồn lợi nhuận cao

Một bệnh nữa hay găp ở Keo Lai là bệnh nấm hồng. Khi mắc bệnh này, đỉnh ngọn cây sẽ bị chết, đổ gẫy, từ chỗ gốc, cây mọc chồi mới. Trường hợp nặng toàn bộ cây bị chết.

Đối những loại bện này, bạn nên xử lý theo hướng dẫn của chuyên gia về Keo Lai, tùy từng mùa, từng mức độ mà các loại thuốc, liều lượng sử dụng cũng khác nhau.

Keo Lai có những đặc tính vượt trội, khỏe hơn so với các loại Keo khác nhưng không có nghĩa là chúng không cần được chăm sóc. Hãy chú ý khi chăm sóc Cây Keo Lai để có được nguồn lợi nhuận cao nhất từ giống cây trồng này nhé!