Cây Keo Lai
Nhận biết Cây Keo lai
Keo Lai là cây thuộc họ Đậu. Tên khoa học là Acacia auriculiformis mangium. Keo Lai là sự kết hợp giữa Tràm Bông Vàng (Acacia Auriculiormis) và Keo Tai Tượng (Acacia Mangium). Cây gỗ cao đến 25-30m, đường kính 60-80cm. Thân gỗ thẳng, tròn đều, tán phát triển cân đối, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt. Lá có 3-4 gân mặt chính, hình mác. Hoa lưỡng tính mọc cụm, màu trắng hơi vàng, mọc ở nách lá. Keo Lai có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa sáng, chủ yếu trồng trên đất xám, đất feralit, có khả năng chịu được khô hạn.
Keo Lai là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp
Keo Lai là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp
Trước đây, người dân trồng Keo Lại khoảng 5 năm đã bán, nhưng hiện nay xu hướng người dân để lâu hơn. Thành thử, Cây Keo Lai trước đây là cây nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất bột giấy. Nay lại trở thành nguyên liệu “đầu vào” đắt giá cho ngành chế biến gỗ. Những cây gỗ thẳng, kích thước lớn được sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu. Phải đến 80% gỗ Keo Lai dùng cho công nghiệp chế biến gỗ. Phần còn lại các “phụ phẩm” như cành nhánh, cây nhỏ cong, xấu hơn mới đem bán cho nhà máy giấy. Vì nguyên liệu làm giấy không phân biệt kích thước, cây thẳng, cây đứng, cây tốt cây xấu… Ngoài ra, Keo Lai được sử dụng để làm sàn gỗ, đóng và sản xuất pallet gỗ với các kích thước, độ dài ngắn khác nhau. Các loại sản xuất giát giường, phản kê cũng dùng gỗ Cây Keo cho tiết kiệm Những Cây Keo Lai không đủ giá trị công nghiệp sẽ được ứng dụng làm copha, giàn giáo trong xây dựng. Các thanh chống lò than người ta cũng sử dụng Gỗ Keo Lai.
Keo Lai giữ đất, giữ rừng
Cây Keo Lai có giá trị kinh tế cao
Với giá trị kinh tế cao, Cây Keo Lai đang được mở rộng với quy mô lớn nhanh chóng phủ xanh những đồi núi trọc thành rừng. Ngoài tác dụng chính là lấy gỗ phục vụ lợi ích kinh tế, Keo Lai còn có khả năng cải tạo đất, chống xóa mòn, chống cháy rừng. Keo Lai giúp cải thiện được tiểu khí hậu, đất đai nơi trồng, che chắn hạn chế dòng chảy, trả lại 1 lượng cành khô lá rụng cho đất, có khả năng cố định đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ. Nhiều nơi như công viên, đường, xung quanh nhà cũng trồng Keo Lai để chắn nắng gió, chắn bụi…
Cây Keo lai phát triển nhanh, độ bền cơ học dẻo dai, có thể thích nghi với thời tiết khắc nghiệt, độ cong vênh thấp hơn so với một số loại gỗ khác nên rất được ưa chuộng. Các sản phẩm từ gỗ Keo lai đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Những đặc tính ưu việt và tác dụng của cây Keo lai với đời sống người dân là nguyên nhân, điều kiện để mở rộng diện tích Keo lai hiện nay.